Rất nhiều gia đình khi cúng lễ Vu Lan trong ngày Rằm tháng 7 thường làm thêm một mâm cúng cô hồn chúng sinh Theo sư thầy Thích Đàm Trung chùa Phổ Linh, Tây Hồ, Hà Nội , Vu Lan là cầu siêu báo hiếu cha mẹ nên làm riêng vào ban ngày, còn cúng cô hồn thì
Lễ Vu Lan nên cúng vào ban ngày

Rất nhiều gia đình khi cúng lễ Vu Lan trong ngày Rằm tháng 7 thường làm thêm một mâm cúng cô hồn (chúng sinh). Theo sư thầy Thích Đàm Trung (chùa Phổ Linh, Tây Hồ, Hà Nội), Vu Lan là cầu siêu báo hiếu cha mẹ nên làm riêng vào ban ngày, còn cúng cô hồn thì nên cúng vào buổi chiều tối.


Nên cúng ở chùa trước


Theo ông Nguyễn Tuấn Phan, Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu cổ học Phương Đông (thuộc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam), lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, liên quan tới tích ngài Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ.

Từ đầu tháng 7 âm lịch (ÂL), phật tử đã tới các chùa rất đông để đăng ký lễ cầu siêu, cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Các chùa thường làm lễ cầu siêu từ rất sớm, cũng là dịp các thầy giảng cho người dân hiểu về ý nghĩa lễ Vu Lan và đạo hiếu của con cái với bậc sinh thành. 

Theo Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày Rằm tháng 7 không nằm ở mâm cao cỗ đầy mà ở thái độ và lương tâm của mỗi con người. Còn Sư thầy Thích Đàm Trung chia sẻ, cúng Rằm tháng 7 mỗi nơi một khác song giống nhau ở tấm lòng thành, tâm hướng thiện với các hoạt động thể hiện truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Lễ cúng Rằm tháng 7 nếu là người bình thường thì hay lắm lễ mặn. Người theo đạo Phật thường giữ giới, không sát sinh nên cúng chay, tất cả hài hòa không bắt buộc phải thế này thế kia.

Cũng theo Sư thầy Thích Đàm Trung, trong lễ Vu Lan, người theo đạo Phật thường tụng những biến kinh hồi hướng cho bố mẹ, cửu huyền thất tổ lúc nào cũng được. Nếu theo tôn giáo khác thì dùng tâm hướng đến người đã khuất. Nên lễ Vu Lan ở các chùa trước bởi ở đó nhờ công đức, thần lực của chư tăng nên các hương linh gia tiên được siêu sinh rất tốt. Sau đó về nhà làm lễ thắp hương tưởng nhớ tới gia tiên, cửu huyền thất tổ. 

 Lễ Vu lan ở chùa Quán Sứ (Hà Nội). Ảnh: Trà Giang   Riêng với lễ cúng cô hồn, theo Nhà nghiên cứu văn hóa, họa sĩ Trình Yên (Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam), là lễ độ cho các vong hồn lang thang không người cúng giỗ nên tháng nào, đàn lễ nào cũng có. Một đàn có thể cúng nhiều lễ, chương cuối cùng thường có cúng cô hồn. 

Theo Sư thầy Thích Đàm Trung, trong ngày Rằm tháng 7, các gia đình nên làm lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên vào ban ngày còn cúng cô hồn nên cúng vào buổi chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa, không quy định hướng lễ. 

Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa. Tất cả các chùa đều làm lễ cúng cô hồn trong một ngày nhất định từ nay tới Rằm tháng 7. Chẳng hạn tại Hà Nội, chùa Quán Sứ sẽ cúng chuẩn tế cô hồn vào tối 13 (ÂL). 

Đến chùa để được “Bông hồng cài áo”

Theo ông Nguyễn Tuấn Phan, nghi thức “Bông hồng cài áo” tổ chức trong lễ Vu Lan ở các chùa Việt Nam hằng năm để tưởng nhớ những cha mẹ đã mất và tôn vinh cha mẹ còn tại thế với con cháu. Trong nghi thức đó, các cháu bé với hai giỏ hoa hồng sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ. 

Theo sư thầy Thích Đàm Trung, nghi thức “Bông hồng cài áo” có từ những năm 60 ở các tỉnh phía Nam, bắt đầu từ một tản văn tuyệt hay do Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết và được phổ thông hóa “sống” tới ngày nay qua bản nhạc cùng tên của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Ngày nay, nhiều chùa ở miền Bắc đã duy trì nghi lễ này, như chùa Phổ Linh Tây Hồ, Thiền viện Tây Trúc... đều làm nghi thức “Bông hồng cài áo” vào ngày Rằm. 

Dịp lễ Vu Lan, trước khi vào lễ chùa mỗi người chọn một bông hồng biểu lộ lòng hiếu nghĩa gài lên ngực áo. Hơn 40 năm qua nghi thức này đã trở thành một truyền thống, nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt. Từ khi du nhập vào Việt Nam, nghi lễ này trở thành tưởng nhớ công ơn mẹ cha, chứ không chỉ tôn vinh mẹ như của người Nhật.

Lễ Vu lan và cúng cô hồn không chỉ phổ biến ở Việt Nam. Ở Nhật Bản ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7/7 (ÂL).    Người ta viết ước nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện thực. Còn lễ Rằm tháng 7 với quan niệm đó là ngày cửa địa ngục mở để đón thân nhân là các vong linh được giải thoát. Họ sắm sửa đồ cúng, làm đèn lồng để dẫn đường cho tổ tiên và thả đồ ăn xuống sông, biển để họ nhận được. 

Ở Đài Loan, nghi thức này tổ chức cả tháng 7 (ÂL), luân phiên từng nhà, hay từng làng cho đến hết tháng.
   

Về Menu

lễ vu lan nên cúng vào ban ngày le vu lan nen cung vao ban ngay tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

qua đồng hồ sức khỏe và nếp sống nhà VÃƒÆ chua buu phuoc 轉識為智 giup nguoi doi dua ï¾ å nhu ng ba i tho hay ve pha t gia o ngç thơ tai hại của tham ái tỉnh dậy đi thôi mát Phật giáo phat su Lợi ích của Thiền Vipassana cho bản thân chua mat troi va mat trang ô nhiễm môi trường gửi những đôi vợ chồng muốn chia tay Cuốn hút với nấm bào ngư nướng lá 宗教五寶 tuyển tập những danh ngôn về niềm tin Tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ them mot chut vi tha va vut di mot phan ich ki se Người xuất gia đi tu xin đừng trần tục hóa chốn thiền môn tranh thu thoi gian song trong hien tai ý nghĩa tuyển phật Nhân cách Tống Hồ Cầm giao mùa bão Tảo Spirulina có ích cho người ăn chua yellow crane 爐香讚全文 từ bi hỷ xả luân hồi sinh tử có mặt chùa địch lộng hinh tuong hoa sen trong kinh phap hoa vi sao ta khong the dut ra duoc trong tinh yeu tu theo phap mon tinh do de vang sanh ve tay Đôi dòng về Cố đại lão HT Thích ï¾ ï¼ cam niem ngay phat thanh dao Æ 7 cách đơn giản để bảo vệ cổ họng Ăn trái cây tươi giúp giảm nguy cơ bệnh hanh trinh cua su yeu thuong ç Š khong tuc thi sac